Tại sao Apple không thể bảo vệ nổi iPhone?

Tại sao Apple không thể bảo vệ nổi iPhone?

Hình ảnh iPhone 4G xuất hiện tại Việt Nam

Tuần này, những hình ảnh và cả video clip quay phiên bản iPhone thế hệ tiếp theo, dự kiến chưa xuất hiện cho tới tháng kế tiếp, bỗng xuất hiện trên một trang web Việt Nam. Đó là lần thứ hai chiếc iPhone phiên bản phát triển của 3G (tạm gọi là iPhone 4G) bị lọt ra ngoài, sau khi blog công nghệ Gizmodo đã mua một nguyên mẫu bị mất hồi tháng tư. Liệu có phải Apple đã không còn khả năng bảo mật cho sản phẩm của mình?

Cả trang công nghệ Gizmodo và diễn đàn Táo Việt đều mua được những phiên bản iPhone hoàn chỉnh mới nhất, chụp ảnh chúng, quay lại video clip và thậm chí phá tung ra để xem những thứ nằm ở ruột bên trong - dường như tính tò mò của chúng ta là vô giới hạn.

Các bản IPhone rò rỉ đều được trả mức giá cao: Gizmodo trả 5.000 USD còn Táo Việt trả thấp hơn một chút – 4.000 USD. Những người liên quan trên blog Gizmodo hiện đang bị cảnh sát Mỹ điều tra hình sự.

Tại sao các trang này lại sẵn sàng chuẩn bị bỏ ra hàng nghìn USD và nguy cơ bị cảnh sát tóm cổ để có thể đặt tay mình trên món đồ chơi công nghệ mới nhất? Câu trả lời đơn giản là vì “lượng xem trang” (page views). Khi Gizmodo công bố bản iPhone 4G, nó đã nhận được hơn 10 triệu lượt xem, rồi còn xuất hiện trên các kênh truyền thông lớn ví dụ như “The Daily Show” của kênh truyền hình cáp Mỹ Comedy Central. Một vài ngàn đô là một món hời cho một tin công nghệ nóng nhất của năm.

Đối mặt với cuộc điều tra của cảnh sát, blogger đã "phanh phui" phiên bản iPhone mới nhất trên Gizmodo ước gì đã sớm trả món đồ này về cho chủ cũ - Apple.

Nhưng lỗi không phải của những trang blog hay diễn đàn này mà là của chính chúng ta.

Các blog công nghệ sẽ không sử dụng nguồn vốn của bình để bám đuôi các sản phẩm chưa được công bố của Apple nếu không có một nhu cầu cao chót vót về những tin tức nóng hổi từ phía người dùng. Sự thèm khát thông tin của chúng ta - kiểu như cần phải biết bất cứ cái gì, tất cả mọi thứ, ngay lập tức – liên tục phát triển, được kích thích bởi Google, Wikipedia, Twitter và một nhóm những "dịch vụ web thời gian thực". Người dùng Twitter và Facebook có thể biết chính xác tất cả bạn bè của họ đang làm gì, ở đâu, thời gian nào. Khi muốn biết bất cứ điều gì đó, bạn chỉ cần mở Google hoặc Wikipedia ra trên chiếc điện thoại thông minh, “cơn đói” lập tức được đáp ứng.

Đối với những người quen với sự hài lòng tức thời như vậy, trạng thái "không biết" quả là đau khổ. Chúng ta không chỉ đơn thuần muốn biết mọi hình ảnh chi tiết về thiết bị mới mà Apple đang dấu diếm mà còn cảm thấy mình có quyền được làm như vậy.

Rốt cục, nguyên mẫu iPhone sẽ không bị qua tay hàng nghìn người nếu trụ sở chính của Apple không câu kéo trí tò mò của người dùng bằng cách đưa ra những thông tin nhỏ giọt.

Theo 24h

MỜI BẠN BÌNH LUẬN VÀ ĐẶT CÂU HỎI

Tại sao Apple không thể bảo vệ nổi iPhone?